“Tất cả đều vậy”, tất cả chúng sanh vốn đã thành Phật, bổn tánh bổn thiện, họ luôn luôn nghĩ như vậy. Bất thiện, là họ mê mất bản tánh họ theo sai trái. Đó không phải chân tánh của họ, mà là tập tánh của họ. Cho nên tuyệt đối không so đo, “lìa phân biệt”, họ không có tâm phân biệt, không có tâm chấp trước. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)Trong giáo lí Đại thừa, những vị Bồ Tát cao cấp này, trong kinh nói là tam minh, lục thông. Tam minh, lục thông, là nói về Bồ tát ở địa vị Bát địa trở lên, từ Bát địa trở xuống, thần thông gọi là lục thông, không có tam minh. Tam minh là thiên nhãn, lậu tận, và túc mạng. Túc mạng là biết rõ quá khứ, vị lai không bị chướng ngại. Dự đoán cho tất cả cổ kim trong ngoài. Điều này quí vị nên biết, dự đoán có thể tin tưởng được. Những lời dự ngôn nói ra là định số. Trên thực tế, ngoài định số ra còn có biến số, dự ngôn nói tại thời điểm nào, tại nơi nào sẽ có tai nạn lớn xảy ra, đến lúc đó lại không có, có phải lời dự đoán đã sai? Không phải vậy. Tại thời điểm đó họ nhìn thấy, ở thời điểm đó đích thực như thế, nhưng sao lại có sự thay đổi? Nơi này lòng người đã trở thành thiện, thì tai nạn không xảy ra nữa, đó là biến số. “Tất cả pháp đều do tâm sinh”, ở nơi này vốn mọi thứ rất tốt, nhưng do lòng người trở nên độc ác, tự nhiên mọi chuyện trở nên xấu đi. Sở dĩ biến số là tạm thời phát sinh. Dự ngôn của họ vô cùng chính xác, nếu như hôm nay họ đến dự đoán, thì không có một chút thay đổi nào, đó là những gì xảy ra trong ngày. Hôm nay tôi nói việc của ngày mai, ngày mai có thể sẽ xảy ra những thay đổi. Vì pháp thế gian không có định số, mà thay đổi theo lòng người. Những điều này Phật dạy rất rõ, “tướng do tâm sinh, cảnh do tâm chuyển”, môi trường nơi ta đang sống sẽ thay đổi theo tâm chúng ta. Tâm chúng ta thanh tịnh thì cõi nước này thanh tịnh, tâm ô nhiễm thì môi trường sống xung quanh sẽ trở thành uế độ. Tâm địa hiền lành, đó chính là thế giới tốt đẹp, giống thế giới Cực lạc. Tâm địa bất thiện thì tai nạn gì cũng xảy đến. Sự việc này từ ba nghìn năm trước đức Phật đã nói một cách rõ ràng, thấu triệt. Người xưa tin tưởng, vì thế khi có tai nạn xuất hiện, mọi người lập tức đề cao cảnh giác, quay đầu phản tỉnh, sám hối, sửa đổi lỗi lầm, làm hoá giải tai nạn. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)Trân bảo ở thế giới tây phương Cực Lạc là tự nhiên phóng quang. Y chánh đều phóng quang, thân thể mỗi người đều phóng quang, trên đỉnh đầu có vòng hào quang, cây cỏ hoa lá trên đại địa không có thứ nào không phóng quang, nên thế giới Cực Lạc không cần nhật nguyệt mà vẫn chiếu sáng. “Quang sắc thù diệu”, thù là thù thắng, rất tuyệt vời. “Tuỳ phong tấu nhạc”. Thế giới tây phương có gió, nhưng không có bão. Không có gió làm tổn thương, đều là gió hoà thuận. Gió hoà, gió nhẹ, không có gió lớn. Gió lốc, gió xoáy ở thế giới tây phương Cực Lạc hoàn toàn không có. Nếu như có thì đức Phật nhất định nói đến. Gió hoà thuận, gió thổi lá cây, lá cây đều là vô lượng trân bảo thành tựu. Lá cây va chạm nhau, nó sẽ phát ra âm thanh, giống như chuông gió vậy. Chuông gió chỉ phát ra âm thành tuyệt diệu, cũng có thể tương đương với nhạc giao hưởng, nhưng không thể nói pháp. Còn âm thanh ở thế giới Cực Lạc là nói pháp, điều này thật không thể nghĩ bàn. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)Chúng ta xem “pháp thân vô tướng” trước. Thuật ngữ này trong quyển thứ 31 Kinh Niết Bàn, quyển thứ 31 có mấy câu: “Cho nên Niết bàn, gọi là vô tướng, Thiện nam tử, không có mười tướng, mười tướng nào? https://phapduyen.com/tong-hop/tuong-phat-composite/ Sắc tướng, thanh tướng, hương tướng, vị tướng, xúc tướng, sanh, trụ, hoại tướng, nam tướng, nữ tướng, gọi là mười tướng”. Pháp thân không có những tướng này. Đại Thừa Đồng Tánh Kinh quyển hạ, có nói mấy câu như vậy: “Như Lai chân pháp thân, vô sắc, vô hiện, vô trước, không thể thấy. Không có ngôn thuyết, không trú xứ, không tướng, không báo, không sanh, không diệt, không ví dụ”, tất cả những thứ này đều không có. Duy Thức Luận quyển thứ mười nói rằng: “Tự tánh thân chỉ có chân thật thường lạc ngã tịnh, lìa các tạp nhiễm, tất cả điều thiện đều nương vô vi công đức. Vô sắc tâm vân vân tướng dụng khác nhau”. Những kinh luận này đều có căn cứ, đều là trong kinh điển đại thừa nói. Pháp thân vô tướng, có thể nói, đây là toàn từ trên lý mà nói, nhưng ở trước nói sắc thanh hương vị xúc, đều là sự; nam tướng, nữ tướng cũng là sự. Sự nói từ lý, về lý không có. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)<img width="438" src="https://images.squarespace-cdn.com/content/v1/5b92b8b396e76f3d45ad380f/1625094383311-WFSPKF5XB1SH04HFHIL7/Buddha-Buddy-RSO-Gummy-Bears-photo-by-Nuria-Majano-1.JPG"><iframe src="https://www.youtube.com/embed/3EN9Smx0ZJs" width="560" height="315" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


TOP   新規 一覧 単語検索 最終更新   Help   最終更新のRSS